#25 – CHẮT LỌC THAY VÌ QUÁ TẢI THÔNG TIN

92

“Người nghiệp dư thực hành cho tới khi làm đúng, người chuyên nghiệp thực hành cho tới khi không thể làm sai”

Chưa bao giờ trên mạng có nhiều thông tin như lúc này, và có một làn sóng quét qua xã hội chúng ta, đặc biệt là thế hệ thiên niên kỷ, với sự choáng ngợp và quá tải thông tin. Nhiều video, sách, các cuộc hội thảo, chương trình huấn luyện, và lời khuyên từ mọi hướng về hàng ngàn chủ đề khác nhau. Sự quá tải thông tin khiến việc nắm vững điều gì đó trở nên cực kỳ thách thức, và khi bạn choáng ngợp thì có nghĩa là bạn tìm kiếm những điều gây mất tập trung. Ý niệm nắm vững giá trị tầng nhận thức đã giúp tôi ngay từ đầu và góp phần đáng kể trong việc tạo nên giá trị cho bản thân. Tôi gọi nó là: “Nguyên tắc nắm vững thay vì quá tải thông tin”

Vâng, để có giá trị trước tiên bạn phải xây dựng gia tài kiến thức. Bạn cần những thông tin mới, trí tuệ mới, và những ý tưởng mới để đưa việc kinh doanh hay cuộc sống nội tâm của bạn lên tầm cao mới. Nhưng sức mạnh nằm ở chỗ bạn đưa thông tin đúng đắn vào công việc thường ngày với tốc độ và sự chải nghiệm thế nào. Thông tin đúng chỉ là một vế của phương trình. Sức mạnh thực sự nằm ở việc thực hiện.

Nắm vững thông tin là một cách hay để thành công. Đó là nắm vững điều cơ bản, nhưng điều cơ bản mà bạn áp dụng phải phù hợp với mục tiêu và thành quả sau cùng. Hầu hết người ta có quá nhiều thông tin. Họ đọc sách, tham dự hội thảo, xem video trực tuyến. Nhưng do tìm hiểu không có chủ ý, họ bị choáng ngợp và tê liệt. Người học non nớt muốn nhận càng nhiều thông tin càng tốt, nhưng bạn sẽ thường thấy mình kiệt quệ, căng thẳng, và thiếu rõ ràng. Người học trưởng thành thường học có chủ đích và biết nên đưa gì vào bộ nhớ. Người thành đạt tập trung lắng nghe điều gì đó cho tới khi họ áp dụng nó vào lịch làm việc hàng ngày, và trải nghiệm thành quả gia tăng. Một khi tiến bộ, họ tiến tới kỹ năng tiếp theo.

Muốn học nhiều hơn khi chưa nắm vững thông tin là một lý do khác khiến nhiều người trở nên kiệt quệ và căng thẳng. Năm vững những kỹ năng mới là điều bắt buộc trong môi trường kinh doanh hiện nay. Trong thế giới cạnh tranh và thay đổi nhanh như thế, khả năng học kỹ năng mới là điều rất quan trọng. Thông minh thôi chưa đủ. Bạn còn phải luôn trở nên thông minh hơn, và nếu không tiến lên, bạn sẽ tụt hậu. Kiến thức không phải quyền năng mà là cách bạn sử dụng kiến thức ấy. Hành động là điều duy nhất mà cuối cùng sẽ xác định thành công của bạn. Kiến thức không được áp dụng cũng vô ích. Vậy nên cách duy nhất để đạt được các mục tiêu lớn là lớn lên trong chúng, và luôn có chủ ý trong mọi việc bạn làm. Nắm vững là một dạng học tập mới và tôi cũng thách thức bạn áp dụng nó vào trong cuộc sống mới của bạn.

Sau đây là vài chìa khóa để bắt đầu:

1 – Bắt đầu từng bước nhỏ: ( Hãy chia nhỏ kế hoạch từ kế hoạch lớn của công việc và cả cuộc đời bạn. Sau đó chia nhỏ ở thời gian để hành động và thực hiện nó trong một ngày )

Việc tự làm cho mình tốt hơn có thể gây cho bạn cảm giác choáng ngợp và khó chịu lúc ban đầu. Vì bạn đang phá vỡ thói quen vô thức hàng ngày. Để thay thói quen có ý thức tốt. Hãy nhận thức rằng bạn không thể ôm đồm mọi thứ. Nếu ôm đồm, bạn sẽ chẳng bao giờ hoàn thành bất kỳ việc gì. Thay vào đó, mỗi lần chọn một hoặc hai kỹ năng để tập trung, chia nhỏ chúng thành những mục tiêu có thể quản lý được.

“Nếu bạn có nhiều hơn ba ưu tiên, bạn không có ưu tiên nào”

2 – Luôn suy ngẫm sâu một vấn đề: (Những thứ bạn nhìn thấy là kết quả của một chuỗi những thứ ở bên trong nó được kéo dài trước đó)

Để đi từ thử nghiệm tới nắm vững, bạn cần suy nghẫm gì mình cần học (Có chọn lọc). Nếu không, kỹ năng mới sẽ không bám sau, và rồi bạn sẽ quay trở lại tình trạng quá tải. Suy ngẫm và nói về sự tiến bộ sẽ giúp bạn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu, luôn giữ cho bạn có tinh thần trách nhiệm, và củng cố sự thay đổi. Tôi thường nghe người ta khoe rằng họ đọc nhiều sách và mục tiêu của họ là đọc được 50 cuốn sách trong năm. Tôi tôn trọng khao khát muốn phát triển của họ, nhưng tôi thà nắm vững 3 tới 5 cuốn sách có nội dung phù hợp và ăn khớp với mục tiêu của tôi còn hơn đọc 50 cuốn mà không áp dụng được gì vào công việc hay cuộc đời mình. Vì bạn phải hiểu là lão người là bộ nhớ đệm tạm thời. Nó chỉ có tác dụng ở thời gian ngắn nhất định. Sau một thời gian sẽ quên dần.

3 – Thách thức bản thân: (Hãy đặt mục tiêu và tự thách thức bản thân mình với các cấp độ khó tăng dần để tiến lên)

Một trong những cách nhanh nhất để học là dạy lại cho người khác. Hãy chia sẻ với đội ngũ, các quản trị viên, đồng nghiệp, thậm chí khách hàng về điều bạn học được. Khi đọc một cuốn sách mới, tôi không chuyển sang chương kế tiếp cho tới khi cảm thấy mình có thể dạy lại cho người khác. Hầu hết mọi người đều quên điều vừa đọc cách đó 1 giờ và nó không giúp họ tiến bộ theo hướng có lợi. Mục đích của việc đọc là gì nếu nó không mài giũa thêm quan điểm, cải thiện thành quả, hay giúp ích cho bản thân?

4 – Kiên nhẫn: (Đó là một trí tuệ ở tầng bậc cao của tâm thức)

Chúng ta thường tiếp cận một kỹ năng mới với thái độ thiếu kiên nhẫn. Thường phải mất 6 tháng hoặc hơn để phát triển một kỹ năng mới, và đối với người khác, có thể còn lâu hơn. Nhưng người quanh bạn sẽ chỉ chú ý tới 10% của mỗi 100% sự thay đổi mà bạn thực hiện.

Từ đây trở về sau, tôi muốn bạn dành nhiều chủ ý hơn cho những gì bạn nguyên cứu, đọc, và lắng nghe. Hãy đảm bảo nó phù hợp và ăn khớp với mục tiêu hàng tuần, hàng tháng, và hàng năm. Tôi sẽ giải thích cách làm thế nào để tận dụng lợi thế của triết lý này sau có trong các khóa học cụ thể của tôi. Đặt mục tiêu nghiên cứu có chủ ý có thể tách bạn khỏi những người chung quanh, và người thành công thì luôn tìm cách để khiến bản thân trở nên khác biệt. Đang buồn, hầu hết mọi người thường hoạt động dựa trên sự quá tải thông tin thay vì nắm vững thông tin, và vẫn luôn bị choáng ngợp. Hoặc tệ hơn, họ chỉ học vừa đủ để có cái sử dụng và thôi không học nữa. Apple nói điều này một cách thẳng thừng như sau:

“Chúng ta nên dừng chỉ trích việc sử dụng nhân công Trung Quốc, vì nước Mỹ đã ngừng tạo ra những người có kỹ năng mà chúng ta cần”

Khi nói tự mình phát triển, lớn lên, và cải thiện kỹ năng, tôi không có ý ám chỉ giáo dục truyền thống. Trường học đôi khi làm bạn không tập trung vào những điều thực sự quan trọng đối với việc thăng tiến sự nghiệp. Kỳ lạ, nhưng đó là sự thật. Hãy nghe lời khuyên của tỷ phú Warren Buffet:

“Sự giáo dục tốt nhất mà bạn có thể nhận được là đầu tư vào bản thân và tôi không ngụ ý cao đẳng hay đại học”

Sự học của bạn không dừng lại khi bạn tốt nghiệp mà chỉ mới bắt đầu. Càng sớm nhận thức mọi kỹ năng cần học để thành công sẽ xảy ra sau khi rời ghế nhà trường bao nhiêu, bạn càng sớm thành công bấy nhiêu. Hãy để người khác tự làm mình quá tải với thông tin trong khi bạn cam kết sẽ nắm vững chúng.

Nếu bạn cảm thấy bài chia sẻ này có giá trị với bạn cũng có nghĩa sẽ có ý nghĩa cho nhiều người khác. Hãy để lại bình luận cảm nhận của mình và like , chia sẻ giúp đỡ nhiều người khác biết đến nó để cuộc sống chở nên tốt đẹp hơn. Thân ái!

Trân trọng, cảm ơn đã dành thời gian đọc bài chia sẻ này.

Nguyễn Hữu Việt

PS:  “Chắt lọc thay vì quá tải thông tin – Bắt đầu từng bước nhỏ – Luôn suy ngẫm sâu một vấn đề – Thách thức bản thân – Kiên nhẫn”